FASHION PHOTOGRAPHER – Không đơn thuần là chụp ảnh.
Một con người được trông là “Phông bạt”, trông “Nghề nghệ” nhưng cũng ngậm ngùi “Đắng cay” trong nền công nghiệp thời trang này. Một người có thể được xem là “Cánh tay phải” của Fashion Designer. Có những nhà thiết kế - việc tìm kiếm một photographer có thể truyền tải được sản phẩm, thông điệp và cái đẹp từ thời trang của họ rất khó. Mà nói nghe hơi sến sẩm tí có khi phải gọi là “Duyên Phận” vì không phải nhà thiết kế nào cũng đủ may mắn mà “Lựa mặt gửi vàng” được người chụp ảnh yêu thích của họ mà cũng không phải là một người chụp ảnh tài năng có cơ hội được tỏa sáng với đúng cá tính mạnh mẽ của họ với một thương hiệu thời trang trong công cuộc “Cơm áo gạo tiền” và “Thời trang nhanh” như ngày nay.
Fashion Photography là một bộ môn “nhiều môn phối hợp” khi những nhiếp ảnh gia phải đảm bảo cái đầu lạnh của mình trong việc cân bằng các yếu tố “Art/ Nghệ Thuật” và “Marketing/ Tiếp thị”. Vì suy cho cùng, hình ảnh làm ra là để làm gì. Tất nhiên là không phải là cho nhà thiết kế thời trang hay những người trong ekip coi rồi – vì cả đội chắc nhìn nguyên collection đến mức độ ngán ngẩm.
Hình ảnh làm ra là để cho khách hàng coi – những người sẽ quyết định chi tiền để mua sản phẩm đó. Vậy đâu đơn thuần là chụp ảnh. Vì trong đám khách hàng đó sẽ chia ra 2 nhóm chính là khách hàng trung thành (Khách hàng đã, đang sử dụng sản phẩm) và khách hàng tiềm năng (Khách hàng mới). Hình ảnh lạ quá thì khách hàng trung thành hoang mang, hình ảnh cũ quá thì không tiệm cận được khách hàng mới.
Dù các bạn nói rằng có Ekip hay Art Director (Mình sẽ nói sau) nhưng người bấm máy cuối cùng vẫn là Fashion Photographer. Họ không đơn thuần chỉ là nhìn và bấm mà các fashion photographer phải còn là người hiểu rõ nhất họ đang làm việc với ai? Fashion Designer nào? Bản chất của thương hiệu mà họ chụp là gì, model này đẹp ở góc nào – chỗ nào thần nhất. Tất cả những vẻ đẹp đó làm sao có thể đưa vào trong 1 khoảnh khắc “tĩnh” được, để người xem/khách hàng khi nhìn vào bức hình – họ phải có cảm giác khát vọng, phải trầm trồ lên “Ồ, tao phải mua nó”.
Chưa hết – nếu việc tới đó thì dẫu vẫn còn hơi sớm. Thời trang – là 1 ngành công nghiệp vô cùng khắc nghiệt và mức độ đào thải cực kì mạnh. Mày không sáng tạo, mày không có điểm lợi thế cạnh tranh, mày không thể khác biệt với người khác – tụi tao sẽ loại mày trong vòng nửa nốt nhạc. Điều này còn đúng hơn với các Fashion Photographer khi những bộ ảnh lookbook, những campaign/chiến dịch sẽ là “Bộ mặt của thương hiệu” để đi so sánh, đi phân bua với các thương hiệu khác trong cùng một khoảng thị trường. Nhiều khi quần áo chỉ dừng ở mức bình thường – nhưng hình ảnh quá đẹp, khách hàng hiểu nó, cảm nhận được nó sẽ thuyết phục tốt hơn ở một collection làm đồ đẹp ơi là đẹp nhưng bộ ảnh quá bình thường, người tiêu dùng không cảm được dẫn tới chẳng ai mua. Đó là tài năng của Fashion photographer với các phong cách đặc trưng của họ.
Bên cạnh đó, việc “thổi hồn” vào một bức ảnh cũng không hề dễ dàng. So với chụp một con người sống thì mọi thứ trông sẽ giản đơn hơn, nhưng ở đây là phải phối hợp giữa những đồ vật vô tri vô giác là quần áo và người mặc chúng – để quần áo có cái “hồn riêng”, có sự “mềm mại riêng” và “nhảy múa”. Nên nhớ Fashion là Fashion, việc chú trọng bậc nhất là quần áo – là những details/chi tiết chứ không phải là human/con người. Đó cũng là lí do có những nhiếp ảnh gia chụp người, chụp lifestyle rất giỏi nhưng vào fashion – họ lại không thành công. Còn những người mà làm được tất cả điều đó – thì họ là 1 quái nhân rồi. Nên cũng có Fashion Photographer this và Fashion Photographer that, có những người mãi lận đận – còn có những người thì được săn đón bởi các thương hiệu lớn.
Và như tiêu đề, một bộ hình đẹp thì công chúng vẫn chỉ biết tới thương hiệu và models hay tấm tắc “Hình đẹp quá” mà không cần biết và cũng chả cần biết ai là người chụp đó cả. Các Fashion Photographer thì theo mình họ không quan tâm lắm tới chuyện đó – “Hữu xạ tự nhiên hương” vì họ biết đặc trưng của họ sẽ lôi kéo được người xem và các nhãn hàng quan tâm và cần cái “Tôi lạ” của họ đó. Mình viết bằng lời văn thì Fashion Photographer giao tiếp bằng ngôn ngữ “Hình ảnh”.
Streetwear Photography – CHUYỂN ĐỘNG, CHUYỂN ĐỘNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG
Đúng vậy, studio là studio mà street là street. Mỗi thứ hình ảnh ở hai địa điểm này đều có điểm lợi và điểm bất cập khác nhau. Studio là nơi mà các photographer hay Art director/D.O.P nắm trong tay quyền điều khiển trò chơi ánh sáng, bối cảnh và không gian nhưng tất nhiên không có tính thực tế của đường phố. Dù có cố gắng tới bao nhiêu thì tỉ lệ ra giống cũng chỉ đạt khoảng 70-80%. Còn đường phố - dù bất cập về điều kiện ánh sáng, về bối cảnh (Đặc biệt là con người, cây cối) nhưng đó là tự nhiên, là khoảnh khắc mà không bao giờ chúng ta có thể làm được một cách hoàn hảo nhất. Thời trang đường phố cũng thế.
Dạo qua các groups chuyên về thời trang ở Việt Nam – cái hình ảnh mà mình nhận được từ các bạn tham gia đó là “Look like a model in studio”/ Trông như 1 người mẫu đang đứng ở studio. Đó là việc đứng im một chỗ, ánh sáng nhờ chỉnh app hay dùng đèn flash của máy mà luôn “sáng mặt ăn tiền” một cách rất commercial. Nó y hệt như mình hồi xưa, mình đã từng nghĩ đó là đẹp. Nhưng đó không phải là vibing của street-wear. 10 người giống nhau chắc cả 8 lẫn 9.
Trên đường phố, từ NYC đến London, Seattle tới Tokyo và đặc biệt là Sài Gòn, con người luôn hối hả - luôn vận động. Mọi thứ chuyển động nhanh đến không ngừng, cuộc sống vốn dĩ là vậy. Cái hay của streetphotography hay ở đây là streetwear in “real street” đó chính là sự chuyển động, ánh sáng tự nhiên và không khí /atmosphere. Trong khi các thương hiệu bỏ tiền trăm, tiền tỉ để tổ chức runway nhằm cho người xem thấy đồ họ làm được mặc trên người mẫu như thế nào, trông quần áo như thế nào khi người mặc chúng chuyển động. Thì ở streetwear, mọi thứ này đều miễn phí – chỉ có điều là nó dành cho tất cả mọi người, chứ không phải chọn lọc như runway của highfashion. Cái thú vui của một người thích quan sát như mình khi ngắm nhìn người mặc đồ trên phố đó chính là cách họ chuyển động – khi họ đi bộ, chạy hay làm bất cứ động tác gì, quần áo sẽ “chuyển động” theo cơ thể của riêng họ. Từ đó, nếp gấp, xếp li hay form dáng của quần áo – sẽ được phơi bày 100% trước mắt người xem một cách tự nhiên nhất. Thứ mà mình không thể nào trải nghiệm hoàn hảo nếu ở Studio được.
Ở đường phố - nơi mà sự “Tĩnh” và sự “Động” luôn luôn dung hòa xung quanh. Nếu chúng ta đứng (Tĩnh) thì người khác sẽ di chuyển, xe cộ sẽ di chuyển, chiếc đèn đỏ cũng bật thành đèn xanh. Còn nếu ở Studio thì việc đó sẽ phụ thuộc vào model khá nhiều. Ánh sáng cũng vậy, ánh sáng cũng di chuyển ở đường phố vì ngay “cây đèn lớn nhất của street” là “Mặt Trời” cũng di chuyển theo chiều “Đông – Tây”
cơ mà. Đèn đường, đèn xe – có tĩnh có động, tất cả đều di chuyển hỗn loạn, tạo nên sự đặc trưng của đường phố.
Nếu bạn làm việc và muốn cố gắng trở thành một model, chẳng có chi sai nhưng nếu bạn muốn post ảnh hay về trang phục cá nhân lên 1 group thời trang nào đó. Đây chỉ là 1 tip hay nguyện vọng cá nhân của mình là hãy mang tới người xem một nét gì đó đường phố, mình đã ngán ngẩm việc một chương trình hay một nhóm có chữ Street to đùng mà ai cũng muốn như là model ở một studio rồi. Nên nhớ, việc các bạn chuyển động cũng hoàn toàn khác nhau giữa người – người, cho nên cùng mặc 1 bộ đồ mà cách di chuyển/chuyển động khác nhau cũng tạo nên điểm riêng biệt cho DNA của các bạn.
CỐNG HIẾN - Bill Cunningham – Trái tim nhiệt huyết của thời trang NewYork.
Nếu các bạn có thời gian, hãy coi bộ phim tài liệu về cố nhiếp ảnh gia Bill Cunningham – 1 huyền thoại 1 người đàn ông cần mẫn, luôn nở nụ cười và là niềm cảm hứng của biết bao con người đam mê thời trang tại thành phố New York. Và nếu các bạn yêu thích thời trang và những con người đứng đằng sau nó, thì Bill Cunningham có thể là tựa film, tựa sách mà bạn có thể hiểu thêm một phần nào đó của những con người thầm lặng, chỉ có người trong giới biết và sự đóng góp của họ. Làm về thời trang, không phải lúc nào cũng chăm chăm nhắm tới “ Tôi phải là Fashion Designer” để đưa lên Facebook/Instagram một cái tít le huyễn hoặc “Designer of brand ABC/XYZ” hay một dàn “Freelance Model” như hiện nay. Bạn yêu thích thời trang hay nền công nghiệp “Cá lớn nuốt cá bé này” – có ti tỉ cách để bạn tiếp cận, stylist – fashion marketing- fashion strategy – art director và tất nhiên rồi, không thể thiếu fashion photography.
Bill Cunningham, một người đàn ông với nụ cười tỏa nắng, thân thiện và mang sự dễ chịu cho mọi người. Là 1 cây cứng của tờ báo cũng cứng cựa không kém “The New York Times” nhưng Bill lại không hề “sang chảnh” với khả năng và địa vị mình đang có. Trong suốt 40 năm hoạt động của mình, Bill đã chụp ảnh về tất cả những gì liên quan đến thời trang dưới gu thẩm mĩ của mình tại mọi nơi mà ông ấy đến. Với chiếc xe đạp và chiếc máy ảnh, dù đã có lúc tuổi cũng đã cao – Bill vẫn căm cụi đi tìm về cái gọi là “Thời trang thật sự” – về những người yêu thời trang đúng với con mắt của mình. Bạn sẽ nghĩ Bill xuất hiện nhiều ở các runway, sự kiện thời trang nổi tiếng ư. Đúng vậy, nhưng Bill lại yêu đường phố hơn. Street photography/Streetwear là nơi Bill tìm được cảm hứng cho riêng mình, với ông – những người thực sự thể hiện phong cách riêng của mình mới chính là những ngôi sao thời trang. Cho nên, những tấm hình mà Bill chụp – đa dạng, nhưng đều có hồn và sự vui vẻ, tự nhiên của người được chụp cho đến người chụp.
Do đó, Bill Cunningham giành được trái tim của tất cả mọi người và đóng góp một năng lượng tích cực về lối suy nghĩ và thời trang. Trải qua nhiều nốt thăng trầm của cuộc sống và dĩ nhiên có cả nền công nghiệp thời trang, Bill Cunningham vẫn miệt mài hăng say đi làm việc nếu ông còn có thể. Niềm đam mê bất tận với photography và thời trang đã làm ông thành biểu tượng của The New York Times đến nỗi ai được ông chụp sẽ là 1 kỉ niệm đáng nhớ, chả thế mà Anna Wintour, người phụ nữ quyền lực của Vogue, phải thốt lên rằng: “We all get dressed for Bill”/ “Chúng tôi mặc đẹp là cho/vì Bill”.
Thế giới thời trang là 1 thế giới không phải như 1 quán ăn bình dân, quán rượu khi mọi người niềm nở và bày tỏ lòng mình. Gossip có, đả kích có – nhưng khi nhắc về Bill Cunningham, tất cả mọi người đều cười và bày tỏ một sự tôn trọng với ông. Chúng ta bị quyết rũ bởi trái tim tốt bụng và tâm hồn vì thời trang của ông ấy. Thông qua hình ảnh, Bill đưa cho người khác cơ hội thể hiện bản thân và tôn vinh họ.
Bill Cunningham đã qua đời vào ngày 25/06/2016 – để lại một hình ảnh trống vắng cho thành phố Newyork. Bộ phim tài liệu và tựa sách Bill Cunningham : New York như 1 lời tôn vinh và nhắc nhở cho hậu thế, về một con người cống hiến cho ngành thời trang này. Các bạn nên xem nhé.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「brand designer freelance」的推薦目錄:
- 關於brand designer freelance 在 Facebook 的精選貼文
- 關於brand designer freelance 在 Bà Dì Nulo Facebook 的最佳貼文
- 關於brand designer freelance 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
- 關於brand designer freelance 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的精選貼文
- 關於brand designer freelance 在 大象中醫 Youtube 的最讚貼文
- 關於brand designer freelance 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
- 關於brand designer freelance 在 Freelance Branding Career Path (Brand Designer ... - YouTube 的評價
- 關於brand designer freelance 在 260 Brand Design ideas - Pinterest 的評價
brand designer freelance 在 Bà Dì Nulo Facebook 的最佳貼文
#mentor_in_spotlight #2k3_nulocareer
Mentor #93: học báo chí thì vẫn làm ngon ở công ty quảng cáo, nhưng hạnh phúc nhất khi mở quán nhậu
Dì gửi contact của mentor Na
FB: https://www.facebook.com/ngocanh.truong.9237/
Post này là dì dành cho Na nên phần reply thắc mắc post này là của Na <3
"ĐAM MÊ CỦA EM LÀ TIỀN… ^^
Mình là Na, sinh vào năm 1995 ở Tuyên Quang trong một gia đình nông thôn thuần tuý và từng rất nghèo.
Mình trượt đại học một năm nên đi học với các em 96.
Tốt nghiệp loại Giỏi ngành Xuất Bản tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2018.
Đi làm vì tiền và nhảy việc trên 10 nơi từ hồi là sinh viên… =)))
Giờ là freelancer đúng nghĩa và kinh doanh một quán nhậu nhỏ tên Muối.
Mình tóm tắt như vậy để các bạn dễ hiểu và hình dung được mình có một tuổi thơ nghèo khó nhưng có nhiều tình cảm đáng quý nên lớn lên mình mang một tinh thần bất diệt và hơi ngang tàn. Bài chia sẻ của mình sẽ hơi dài về hành trình tìm ra được chính mình, và có những thứ chưa hẳn đã đúng, tuy nhiên hy vọng đâu đó các bạn thấy được bản thân trong này để có góc nhìn và lựa chọn như mình hoặc không như mình nha.
1/ Thời sinh viên mình từng làm: gia sư, nhân viên bán quần áo, nhân viên quán Cafe, CTV báo chí, bán hàng online (Đây là một câu chuyện hài nữa), nhân viên marketing cho 2 công ty và CTV biên tập tại NXB. Từng bị quỵt tiền, nợ lương, cũng từng được học sinh và ba mẹ học sinh quý mến tin tưởng. Đặc biệt từng được sếp yêu thương, dạy dỗ cho đi học cái này cái kia. Để đúng thời điểm đó mình nhận ra mình thích viết, thích lên kế hoạch sản xuất, cũng đúng thời điểm đó mình tiếp cận về marketing, về xấu thế nào đẹp ra sao và hiệu quả của bất kỳ chiến lược nào đều là… bán được bao nhiêu sản phẩm!
Công việc tạm ổn, thu nhập tốt, học hành thuận lợi nên mình có điều kiện hơn. Mình tự túc đi du lịch nơi này nơi kia, mình mua nhiều sách mới để đọc và hiểu về các ngành nghề (thứ mà hồi nhỏ mình ước mà không có).
Kinh nghiệm rút ra trong giai đoạn này của mình chính là đọc thật nhiều, đi thật lắm và kết bạn khắp nơi. Công việc thì sẵn sàng dùng sức mua kiến thức, tìm được mentor tốt để định hướng bản ngã sẽ là một điều tuyệt vời. Ôm ước mơ không ôm ước ao, hành động không phải là vẽ kế hoạch mà là bước ra ngoài, sai thì sửa!
2/ Sau khi tốt nghiệp Đại học mình chia tay gia đình, bàn bè thân, anh chị sếp đáng mến và đám học sinh đáng yêu đi thẳng vào Sài Gòn. Trong tay có 15 triệu làm vốn, bên cạnh có 2 ả bạn thân cùng lập nghiệp.
Mình vác CV đi phỏng vấn ngay ở một công ty nọ với vị trí đã mơ ước từ hồi là sinh viên: Sản xuất chương trình. Sau khi vào công ty nổi tiếng này mình nhận ra nó không có process rõ ràng, mình bị hứa từ ngày này qua ngày khác mà vẫn chưa có một bảng nhận xét của sếp trực tiếp để chính thức kí HĐ thử việc. Tức là hàng ngày cứ đi làm mà không biết khi nào kí HĐ, khi nào có lương, chế độ ra sao? Được gần 1 tháng, số tiền trong tay sắp âm và mình cảm thấy sợ hãi, đất khách quê người không có tiền không có ai thì sống làm sao. Rồi bạn thân đi cùng mình vào SG mới gửi cho mình JD của vị trí trong team Content ở một Agency. Đi phỏng vấn ngay ngày hôm đó chứ gì nữa và chị sếp thân yêu đã nhận mình với mức lương 10 triệu.
Tuy đã bước một bước khác so với con đường làm sản xuất nhưng thật vui vì mình sẽ không chết đói ở Sài Gòn hoa lệ mà vẫn có tiền để tiếp tục ước mơ.
Kể từ đó mình nghĩ… đam mê của mình là tiền, có tiền để làm công cụ cho nhiều ước mơ khác!
3/ Agency Life
3.1/ Content
Từ tuần đó mình làm việc khoảng 12-15 tiếng một ngày (hoặc hơn), mặc dù giờ làm việc của công ty từ 8h-12h và từ 13h30-18h, nhưng đa số mình bắt đầu vào khoảng 7h sáng và ra về lúc 20h-21h. Khi về rồi cũng vẫn phải mở máy làm cái này cái kia, check mail, tin nhắn, tuy nhỏ nhưng take time. Phần vì nhiều việc thật và phần vì mình tay ngang từ báo chí, sản xuất, chỉ có một thời gian ngắn với kinh nghiệm marketing chứ không phải quá nhiều. Vì vậy muốn nhanh muốn giỏi nên không ngại làm nhiều, không ngại đọc và học gấp đôi người ta để chạy cho kịp.
Đúng thời điểm đó, 2 ả bạn thân đi cùng ban đầu quyết định về Bắc, tinh thần mình gần như suy sụp vì chơi vơi không có ai, thế là càng cắm đầu vào công việc hơn nữa, hàng ngày coi công ty như là nhà.
Một cuộc họp nhiều thuật ngữ không nghe kịp mình phải note lại để sau đó nhớ kỹ, khi triển khai không làm khổ đồng nghiệp hay gây rắc rối ngớ ngẩn. Ngày nào cũng niệm trú lắng nghe nhiều ý kiến, nhiều nguồn tin để có ý tưởng creative tốt adapt đúng với mong muốn account brief từ khách xuống. Thêm một phép trú đã giúp mình sống sót nữa là bình tĩnh nếu bị chê ý tưởng, nội dung không ra gì. Đó là chuyện bình thường ở Agency. =))).
Nhớ có lần đi họp ở client là Brand xe hơi, người ta hỏi mình xe của họ chạy bằng xăng hay bằng dầu. May trả lời đúng nên sếp ngồi vỗ tay như đưa con đi thi bé khoẻ bé ngoan mà bé đáp chuẩn. Còn có lần làm Brand xe tải rồi đèn Led phải đi phỏng vấn trải nghiệm hết người này người kia để có góc nhìn của TA. Làm content kể cũng nhàn: sáng thì học chăm sóc da cho nhãn mỹ phẩm, gần trưa hỏi về trang sức, chiều thì qua cách lái xe, tối đi lê la hỏi cách bảo quản đèn Led thông minh…
Kinh nghiệm rút ra cho giai đoạn này là:
- Content chân chính, làm đúng brief đúng deadline trước khi muốn làm hay.
- Hiểu càng kỹ về sản phẩm càng tốt, client khó tính vì họ quá hiểu sản phẩm của họ, họ không cho phép mình sai hay nhầm.
- Creative không có nghĩa chỉ là bay bổng mà còn là lắng nghe từ nhiều hướng và biết đưa về 1 ý tinh tuý nhất adapt đúng brief.
- Làm việc với designer phải kiên nhẫn và thấu hiểu, người hệ hình khác người hệ chữ nhiều lắm.
3.2/ Account
Sau một thời gian chinh chiến, team mình có sự thay đổi lớn về nhân sự, sếp là người mentor hồi đó cũng nghỉ. Mình đã lên plan quay lại Hà Nội và quyết định xin nghỉ việc. ^^
Thế rồi một số anh chị về và thiết lập một team mới toanh từ cả người cũ lẫn mới, trong đó có mình. Người chị Account Manager nhận ra khả năng tiềm tàng trong mình và thuyết phục ở lại để chị training chuyển hướng mình qua làm Account. Đây lại là một giai đoạn chuyển mình thực sự lớn và có giá trị, mình lại ăn nằm ngủ nghỉ ở công ty để làm quen với quy trình của Account, Recap chuyên nghiệp, brief đúng nghĩa hay Action plan, Detail timeline…
Tiếp tục những ngày tháng “chạy trốn thanh xuân”, đỉnh điểm 1 AE như mình mà ôm 10 project, có nhỏ có to khiến mình điên đầu kinh khủng. Mình đến công ty rất rất sớm chỉ để note xem hôm nay có những việc gì và chiếc note trên máy tính bị loạn nên mình tạo một sổ note tay. Sau đó bắt đầu vào việc, cho tới đêm về tắm cũng vẫn bị khách gọi. Mình làm quen với việc đọc plan và làm quen với những dự án có production trong Agency… Từ đó ghép với kiến thức viết với kiến thức content, lần đầu mình thực hành lên được social plan tổng thể.
Chưa kể được công ty cho học về perfomance nên đọc plan cũng tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Những ngày tháng sấp mặt đó thực sự có giá trị, vẫn là bán sức kiếm lời kiến thức nhưng thu nhập cũng không tồi.
Kinh nghiệm rút ra cho giai đoạn này là:
- Luôn luôn Recap và Họp kick off dự án dù có động đất.
- Sắp xếp công việc của mình khoa học trước khi muốn follow tiến trình job hay của internal.
- File sạch và lưu tên file chuẩn (VD: Brand_Project_Detail_Date) sẽ luôn giúp bạn kha khá đó.
- Có giờ giới nghiêm để đảm bảo sức khoẻ: ví dụ sau 8h tối không giải quyết các vấn đề trừ khi có crisis, khung giờ này bạn không cần báo với client hay với ai, cứ im lặng mà làm. Có noti thì ngày mai tiếp nhận sớm và xư lý chuyên nghiệp dần dần!
- Giữ các file và sắp xếp mỗi ngày/tuần, đừng để lộn xộn quá lâu.
- Trước khi hứa với client nhớ check tính khả thi.
4/ Sau đó mình có nhảy qua thêm 1 client và 1 công ty truyền thông nữa, nói chung là truân chuyên tuy nhiên rất vui vì mình tìm ra chân ái muốn kinh doanh nên cần một số vốn nhất định. Chính vì vậy mà mình nhận nhiều job freelance hơn, lên plan cho việc nghỉ việc về mở quán.
Ai hỏi đam mê gì thì xin phép đam mê tiền, để về mở quán kinh doanh hay để có cuộc sống tốt hơn với những người mình yêu và được thích viết gì thì viết không sợ feedback của ai hếtttt. Giờ thì mình đang đi con đường mình chọn, chuẩn bị học văn bằng 2 về Ngành Tâm lý như mình muốn, mình hạnh phúc vì mỗi ngày đều giá trị.
Nói chung mình đúc kết lại là từ khi sinh viên cho tới tầm 23, 24 tuổi nên sẵn sàng bán sức kiếm kiến thức, tìm mentor vững vàng và có hướng đi đáng học hỏi. Tiếp đó bạn có thể tìm công việc yêu thích, giai đoạn này đừng quá quan trọng công ty to hay nhỏ mà hãy lắng nghe mình để chọn công việc bạn yêu thích, mình cho rằng thời điểm này là dùng trí thu lợi nhuận. Cuối cùng, hãy bước tới việc dùng tiền tạo ra tiền, tuy nhiên nhỏ to nhiều ít thì là do quan điểm của mỗi người nhé.
Thời điểm, tuổi tác thì với mình còn do trải nghiệm, có thể người ta 24 tuổi chuyển qua giai đoạn dùng tiền tạo ra tiền rồi, nhưng mình chưa tới thì cứ cố gắng tiếp thôi. Miễn vui vẻ và luôn biết tiến lên là được, như vậy bạn nhất định sẽ thành công như bạn muốn!
"
brand designer freelance 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
SERIES : - [ NHỮNG CON NGƯỜI PHÍA SAU HÀO QUANG CỦA NGÀNH THỜI TRANG ]
Phần 1: STYLIST VÀ NỖI BUỒN RIÊNG TƯ.
Có rất rất nhiều bạn hiện đang mê đắm ngành công nghiệp được mệnh danh “Sống trong nhung lụa” kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Thời trang cũng hào nhoáng và khiến cả những người trẻ cảm thấy mình thật có “Địa vị” khi du nhập vào fashion industry đầy rẫy sự khắc nghiệt ni. Chả thế mà giờ ai cũng làm “Freelance Model” – ai cũng mần là “Fashion Designer”, ai cũng là “Fashion Blogger – Youtuber” (Ví dụ là cái thằng mà các bạn đang đọc đêy). Những bài báo, hình ảnh – những khóa học online với các title tít ơi là tít “ Designer A xinh đẹp – đang làm chủ dãy quần áo hàng tỉ đồng (Ơ – đồ thời trang đâu ạ)” “Model B mới mua xe hơi, mặc đồ hịu vài trăm trịu” khiến sự ngưỡng mộ và tạo ra “Những chú thiêu thân” vào ngành thời trang này
“Bi ơi, em muốn làm Model. Em phải làm gì từ đầu ạ?”
“Làm thế nào để trở thành 1 fashion designer?”
Mong muốn và có 1 nghề đẹp chẳng có chi mà sai. Nhưng nghề nào cũng là nghề, mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh – nghề nào cũng có khó khăn mà những kẻ ngoại đạo như chúng ta, chẳng thể nào biết mà hiểu được. Đặc biệt là “Những con người phía sau hào quang của ngành thời trang” đầy bóng bẩy và thị phi này – tủi thân như cái cách người dân xem phim xong, vừa credit là đã đứng dậy đi về.
Mở đầu Series sẽ là “Stylist và Nỗi buồn riêng tư”
Stylist là gì?
Theo định nghĩa Wikipedia thì “ Stylist là người CỐ VẤN về trang phục cho các ngôi sao khi xuất hiện trên công chúng hay trên các phương tiên truyền thông”. Cố vấn nhe các bạn – là người tư vấn cho các ngôi sao của chúng ta nên mặc gì, phối như thế nào – có phù hợp xu hướng hong? Chỗ nào khuyết điểm cần che – chỗ nào cần khoe thì hở. Nhưng – Stylist ở Việt Nam theo góc nhìn của mình, còn rộng hơn thế.
Không chỉ xuất hiện trên các kênh truyền thông, công chúng – Các ngôi sao còn làm các dự án cá nhân, âm nhạc, phim ảnh của họ. Sự trỗi dậy của Social Media khiến giờ có 1 ti tỉ cách thức để tiếp cận với thị trường (Youtube, Facebook, IG..) và tất cả những điều đó, đều liên quan đến thời trang. Thứ mà ngôi sao sẽ mặc khi xuất hiện.
Và mỗi lần xuất hiện sẽ có một mục đích nào đó cho các ngôi sao lớn được quản lí bởi các công ty, tập đoàn giải trí. Ví dụ như là chuẩn bị ra MV, một bộ phim, một campaign – thì nó sẽ link tới 1 “Chủ Đề”, 1 “Topic” hay 1 “Key Visual” – 1 “Main Theme Colour” để dựa vào đó, stylist phải vận não/ tìm các items, món đồ có màu phù hợp với chủ đề đó mà phải cân đối giữa các yếu tố
Có phù hợp với tạng người của ngôi sao hay không?
Có màu sắc nào của các brands trong và ngoài nước phù hợp với chủ đề hay không?
Budget/ Vấn đề tài chính có đủ kham cho việc chuẩn bị thời trang hay không? Nếu đủ thì nên mua như thế nào? Còn nếu không đủ - thì mượn ở đâu?
Sao lớn thì không nói làm gì? Nhưng không phải Celebs nào cũng giàu có và dư dả cả, công ty và cả chính họ phải cân đối về chi phí truyền thông, chạy quảng cáo, chạy báo – chạy ads – chạy blah bloh nên thực sự mà nói “Yếu tố thời trang” thường bị xem nhẹ và không có nặng tiền như các điều mình vừa liệt kê trên. Mặc dù, cái quần cái áo, cái nhẫn cái kính mặc lên người sao đều được dân tình soi xét nhưng thực ra thì vẫn bị coi nhẹ khá nhiều. Vậy – Gánh Nặng này được truyền đi đâu. Đó chính là “Stylist”.
Từ khái niệm “Người CỐ VẤN thời trang cho các ngôi sao” – mình xin được phép trìu mến gọi các anh/chị/bạn bè Stylist là “ V.Ú EM thời trang cho các ngôi sao”. Thực sự - họ như là 1 babysitter về những thứ mà ngôi sao đang mặc. Theo mình được biết thì lương của các stylist không hề cao với công sức mà họ bỏ ra. Sẽ có các stylist đang hiện hữu ở Việt Nam như sau:
1. Đã là người nổi tiếng ở một khía cạnh nào đó. IG/FB/Founder brand. Họ có một back-up tài chính và một collection support/hỗ trợ cho việc set-up thời trang cho các ngôi sao. Thứ họ cần là 1 Profile và 1 network hùng mạnh cho các công việc chính kiếm ra tiền cho họ.
2. Những Stylist “Thuần”. Họ thường là những người được đào tạo bài bản thời trang hoặc học liên quan các ngành về thời trang, đang làm việc vó liên quan tới thời trang. Và việc khiến người khác mặc đẹp khiến họ vui và đó là mục đích sống của họ.
3. Stylist “Tự Phát” và “Học Việc”. Đây là những stylist tự xưng – dựa vào kinh nghiệm đường đời mà họ sẽ cố vấn cho những ngôi sao tầm trung và nhỏ. Đảm bảo tiết kiệm chi phí hai bên.
Công sức mà họ bỏ ra như thế nào?
À, cái chuyện khổ của anh/chị/em stylist chắc mình kể đến sáng mai cũng chẳng hết chuyện. Và cũng đó là lí do sao mình gọi họ là “Dzú Em”. Vì tâm lí “sính ngoại” còn hiện hữu trong thị hiếu người Việt nên các sao và công ty chủ quản rất ưu tiên chọn các đồ có các tiêu chí sau “Ngoại – Mắc Tiền – Branding” xuất hiện trên công chúng. Mà Budget hẳn sẽ không có nhiều nên các phương án thường là “Thuê” hay “Lấy danh ra mượn”, các stylist của chúng ta gặp rất nhiều trường hợp oái ăm khi mà “Lấy uy tín và tên tuổi của họ trong giới thời trang để đi thuê/mượn đồ” nhưng vì 1 lí do thần kì nào đó, celebs làm hư đồ đó dù chỉ là 1 chi tiết nhỏ khiến items không thể bán được nữa thì… Công ty mà thương thì còn hỗ trợ chi phí còn không để đảm bảo uy tín của mình – các stylist nhiều khi phải bỏ tiền túi ra mà đền. Chuyện này chắc nhiều lắm rồi.
Cực chưa đã – các stylist đã mang danh đi mượn thì cũng phải cất công xuống từng các brands/retailer để nói chuyện, xây dựng mối quan hệ - thể hiện sự tôn trọng. Mà đâu phải mượn 1 món, mượn 1 thương hiệu. Các bạn coi chương trình, coi breakdown outfit đấy – cả tá thương hiệu, nên những stylist mục 2-3 nhiều khi phải chạy như thiêu thân để lo đồ kịp deadline.
Cơ mà cũng chưa xong – stylist đã chuẩn bị đồ thì ngay tại hiện trường cũng phải có mặt ở đó để đảm bảo được chi tiết outfit đúng với moodboard. Hở chỗ này thì phải sửa, lệch chỗ kia phải chỉnh. Bám sát với ngôi sao – ngôi sao có xuất hiện đẹp hay chỉnh chu hay không, cũng một phần tùy thuộc vào độ mát tay của stylist, makeup…
Và Thứ họ có được là…
Đúng vậy – sự hào quang của ngôi sao khi xuất hiện trước công chúng, được công chúng trầm trồ ngưỡng mộ chính là “Thành công” của họ. Nhưng như “Mặt Trăng” và “Mặt Trời” vậy, chúng ta không bao giờ biết cái sự “Thầm lặng” của những con người trong bóng tối này, cần mẫn và chăm sóc cho vẻ ngoài của các ngôi sao. Celebs mặc đẹp – người ta cũng chỉ biết rằng đồ của celebs đó là gì, celebs đó là ai – thông điệp của chiến dịch “Có mặt” celebs đó là răng? Là rứa. Dẫu rằng – có credit stylist, brand thì hầu như chỉ có người trong nghề hoặc ai thực sự quan tâm, mới để ý mà thôi. Còn đại chúng – họ không quan tâm. Tủi thân không – tủi chứ. Nhưng cũng vì đã vào cái nghề, cái ngành này – nhiều anh/chị cũng chỉ cười trừ, thấy công chúng thích bộ đồ anh/chị làm là vui rồi. Không đòi hỏi gì hơn.
Như câu hát của Đen Vâu “ Người ta chỉ quý mật chứ không quý con ong”. Stylist Việt Nam gặp rất nhiều nỗi tâm tư sầu muộn mà mình không kể hết được – celebs/công ty nào thương thì họ còn được đối xử một cách tôn trọng và thỏa đáng, còn không thì…
Vậy – bạn còn muốn làm Stylist không? Đam mê mang cái đẹp cho người khác của bạn có đủ vượt qua những thứ khắc nghiệt sơ sơ kìa hong. Chứ mình là mình không làm nổi đâu, mình nể mấy anh/chị stylist vì công sức họ bỏ ra (Mình bỏ qua yếu tố thời trang nhá theo quan điểm cá nhân).
brand designer freelance 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的精選貼文
brand designer freelance 在 大象中醫 Youtube 的最讚貼文
brand designer freelance 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
brand designer freelance 在 260 Brand Design ideas - Pinterest 的推薦與評價
2021-8-3 - Explore Chih Han Yang's board "Brand Design" on Pinterest. ... Typo Logo, Typography, Food Design, App Design, Packaging Design, Branding Design. ... <看更多>
brand designer freelance 在 Freelance Branding Career Path (Brand Designer ... - YouTube 的推薦與評價
Discover your freelance branding career path options with a deep dive look at the brand designer vs brand strategist. ... <看更多>